Sự phát triển của công nghệ thông tin và lĩnh vực marketing, đặc biệt là marketing trực tuyến khiến các doanh nghiệp phải oằn mình thay đổi những cách thức trong hoạt động nhằm tiếp cận được với nhiều nhóm khách hàng nhất, đảm bảo được sự thu hút khách hàng thông qua những kênh tiếp cận thay đổi.
Những thay đổi này tác động rất lớn đến hoạt động điều hành của công ty, mà, nếu không nhận ra để bắt kịp và thích nghi với sự thay đổi đó, thì công ty sẽ sớm rơi vào trạng thái bị động và tụt lại so với đối thủ của mình.
Những thay đổi này tác động rất lớn đến hoạt động điều hành của công ty, mà, nếu không nhận ra để bắt kịp và thích nghi với sự thay đổi đó, thì công ty sẽ sớm rơi vào trạng thái bị động và tụt lại so với đối thủ của mình.
1.
Sự thay đổi của khách hàng:
- Khuynh hướng nhân khẩu và hành vi do sự đa dạng về hành vi, lối sống.
- Xu hướng lựa chọn các sản phẩm đơn giản để tiết kiệm thời gian.
- Đặt nhiều kì vọng và mức độ hài lòng suy giảm.
- Kiến thức về sản phẩm và thị trường các nhà cung ứng tốt hơn.
- Mối quan tâm về các vấn đề xã hội và môi trường xung quanh tăng lên.
- Kém trung thành
- Cách mạng công nghệ tạo nên cuộc Cách mạng về “Yêu cầu” do khách hàng đặt ra.
Các
công ty nhận ra rằng, họ thực sự biết rất ít hoặc chẳng biết gì về khách hàng của
mình. Vì vậy, họ luôn nỗ lực để hiểu hơn nhu cầu của mỗi khách hàng. Trong khi
đó khách hàng muốn được đối xử theo xu hướng “cá nhân hóa” hơn, theo nhu cầu và
những sở thích cá nhân của mình. Họ chủ động truyền tải mong muốn của mình đến công
ty. Họ phản hồi, họ thoải mái mức giá họ trả cho sản phẩm, họ muốn sản phẩm
được thiết kế ra sao, mẫu mã, lắp ráp, phân phối, bảo quản thế nào. Người tiêu
dùng, họ muốn được tôn trọng.
Lưu
trữ thông tin khách hàng khách hàng và những thông tin liên quan của công ty
không chỉ giúp nguồn dữ liệu của công ty luôn dồi dào, mà còn giúp công ty hiểu
tâm lý khách hàng, thuyết phục họ mua sản phẩm và dịch vụ, giúp khách hàng hiểu
rằng họ quan trọng với công ty thế nào. Các ứng dụng cho phép phát triển các
tùy chọn như “one-click”, chuyển phát nhanh, đặt hàng qua mạng khiến những nhà
cung cấp trực tuyến hiểu hơn tính cá nhân của khách hàng để cung cấp dịch vụ
tốt hơn. Ví dụ như: một nhà cung cấp thiết bị bếp công nghiệp, họ giờ đây đã có được những website riêng của mình, khách hàng có thể chỉ với một cú click chuột để có thể đặt được món hàng thông qua những thông tin chuẩn mà họ nhận được trên website đó.
2.
Những thay đổi về thị trường:
ü Sự cạnh tranh khách hàng mạnh mẽ
giữa các công ty.
ü Sự phân hóa của các thị trường.
ü Không tồn tại sự phân biệt dựa vào
chất lượng sản phẩm.
ü Sự lạc hậu nhanh chóng của các sản
phẩm.
CRM
bổ sung giá trị cho các khách hàng bằng việc cung ứng các sản phẩm cá biệt hóa,
định hướng chiến lược kinh doanh theo khách hàng để duy trì thị phần và dần dần
chiếm lĩnh thị trường của đối thủ.
3.
Những thay đổi về công nghệ lưu
trữ dữ liệu:
ü Công nghệ tốt hơn, rẻ hơn và khả
năng lưu trữ lớn hơn.
ü Sự gia tăng về nhu cầu lưu trữ dữ
liệu.
ü Sự phổ cập của kho dữ liệu.
4.
Những thay đổi về chức năng
marketing:
- Sự tràn ngập các phương tiện giao tiếp với khách hàng (email, telephone, internet,kênh trực tiếp…)
- Các kỹ thuật định giá không còn quan trọng do tồn tại nhiều chương trình khách hàngtrung thành, khách hàng có nhiều thông tin về sản phẩm và giá.
- Tác dụng của quảng cáo trên một số phương tiện giảm.
Vậy, CRM có thể giúp gì cho công ty của bạn?
Khả năng nhận biết: CRM cho phép nhận biết các khách hàng có lòng trung thành
cao, cũng như có các kết quả khảo sát để điều chỉnh công việc.
Khả năng tăng giá trị khách hàng: CRM giúp công ty bạn khai thác giá
trị của khách hàng nhiều hơn thông qua số lượng tăng lên của các đơn đặt hàng.
Chi phí cũng như sự cố trong quá trình làm việc, chăm sóc khách hàng giảm đáng
kể. Bên cạnh đó, năng suất và sự nhiệt tình của nhân viên cũng tăng lên, có
nhiều khách hàng hài lòng hơn nữa…
SỰ
CHUYỂN DỊCH TỪ MASS MARKETING SANG CRM
|
|
MASS
MARKETING
|
CRM
|
Khách
hàng khuyết danh.
Sản
phẩm thuần hóa.
Sản
xuất hàng loạt.
Thông
điệp mang tính đại chúng.
Truyền
thông một chiều.
Chia
thị phần trên thị trường.
Chính
sách cho các thị trường trọng điểm.
Quản
trị sản phẩm.
Chiến
lược phân biệt sản phẩm.
Bán
sản phẩm cho các khách hàng.
Tìm
khách hàng mới.
Tỉ
suất lợi nhuận trên doanh số.
|
Khách hàng được nhận dạng.
Cung
ứng cá nhân hóa.
Làm
theo đơn hàng.
Thông
điệp mang tính cá nhân.
Truyền
thông hai chiều.
Chia
thị phần khách hàng.
Chính
sách cho khách hàng sinh lợi
Quản
trị khách hàng.
Chiến
lược phân biệt khách hàng.
Hợp
tác với các khách hàng.
Tìm
giao dịch mới từ khách hàng hiện tại.
Tỉ
suất lợi nhuận trên khách hàng
|
Xem các thiết bị bếp inox công nghiệp tại
http://inoxhimalaya.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét