Để phát triển hệ thống của doanh nghiệp Việt Nam, CRM Việt Nam cần có những bước đi chiến lược tại các doanh nghiệp. Chiến lược cho CRM Viêt Nam gồm có: chiến lược kinh doanh cho công ty, Chiến lược dành cho khách hàng của doanh nghiệp và Chiến lược tổng hợp của 2 chiến lược trên thành chiến lược CRM cho doanh nghiệp.
1. Chiến lược kinh doanh trong CRM Việt Nam
Nói về chiến lược này, trong ngôn ngữ của CRM là nó là chiến lược tạo ra các giá trị. Chiến lược này cho phép ta hình dung ra mô hình tổng thể giúp cho các doanh nghiệp nhận thấy được những cơ hội mang lại các giá trị kinh doanh và xác định các bước đi cho quá trình kinh doanh của mình. Chiến lược này mang lại các giá trị cho khách hàng và đem lại doanh thu cũng như những khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong chiến lược này, doanh nghiệp phải lên kế hoạch từ những bước nhỏ để tạo nền móng cho các bước phát triển cho CRM Việt Nam sau này:
Phân tích các ngành
Doanh nghiệp cần phải thu thập các thông tin về các ngành nghề mà doanh nghiệp có định hướng Tham gia và phát triển, sau đó là xác định được ngành nghề cho doanh nghiệp của mình. Thu thập về các thuận lợi, tiềm năng của ngành nghề đó, những hạn chế và khó khăn mà ngành nghề đó gặp phải tại Việt Nam, nguy cơ bị thay thế của ngành đó, phân tích các đối thủ cạnh tranh, những ảnh hưởng của công nghệ tác động lên nó. Những yếu tố trên đều ảnh hưởng tới việc tạo lập nên chiến lược khách hàng và CRM Việt Nam.
Mô hình chiến lược tổng quan
Đề ra các mô hình tổng qua về giá cả, sản phẩm kinh doanh... của doanh nghiệp. Những chiến lược để ra này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vị thế cảu daonh nghiệp trên thị trường sau này.
2. Chiến lược khách hàng
Chiến lược này là yếu tố quan trọng nhất để tạo lập nên chiến lược CRM Việt Nam. Việc thu thập các thông tin về khách hàng Việt Nam và phân tích, đánh giá những thông tin này.
Đặc điểm của khách hàng và phân khúc khách hàng
Các yêu tố này là yếu tố quyết định cho việc xác lập các chức năng của các công cụ trong hệ thống CRM Việt Nam. Việc tiếp cận khách hàng, thu thập các thông tin từ khách hàng đó và phân khúc họ ra từng nhóm khách hàng có nhu cầu phù hợp với tiêu chí phát triển của công ty. Với mỗi nhóm khách hàng khác nhau thì hệ thống CRM Việt Nam cần ohair có những chiến lược chăm sóc khách hàng khác nhau:
-Xác định được khách hàng của mình là ai? Họ là những nhà phân phối, nhà sản xuất hay là nguwoif tiêu dùng cuối cùng
-Tìm ra các nhóm khách hàng tiềm năng và phân nhóm khách hàng tiềm năng này thành những nhóm nhỏ hơn theo các tiêu chí đánh giá cụ thể dựa trên những nhu cầu về sản phẩm theo tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý....
Chiến lược thị trường và sản phẩm
Xác định được loại sản phẩm của doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu của thị trường về sản phẩm đó, phân tích thị trường, phân loại thị trường: thị trường mới với khách hàng mới hay khách hàng cũ? Thị trường có sẵn với những khách hàng mới, Mỗi kiểu thị trường cần có một chiên lược tiếp cận và phân phối khác nhau.
Marketing
Xác đinh được phương thức marketing phù hợp, online hay trực tiếp? Định ra các chiến lược và mục tiêu cụ thể.
3. Tạo Chiến lược cho CRM Việt Nam
Dựa trên 2 chiến lược kinh doanh và khách hàng. Những yếu tố để lập nên chiến lược cho CRM Việt Nam đã gần như được định rõ. Những doanh nghiệp Việt Nam cần xác định cho mình mô hình giải pháp CRM để áp dụng cho công ty mình cũng như những phần mềm CRM Việt Nam hoặc nước ngoài có thể quản lý, giải quyết được các yếu tố cũng như khó khăn mà 2 chiến lược khách hàng và kinh doanh nhắc đến.
để chọn lựa CRM Việt Nam thao khảo bài viết Triển khai hệ thống CRM cho doanh nghiệp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét